Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Thất nghiệp sau khi tốt nghiệp những điều các bạn trẻ cần biết trước khi quá muộn


Tôi mới đọc một báo cáo về số người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp ở châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia v.v.) nơi có trên 28 triệu người tốt nghiệp không tìm được việc làm. Báo cáo này còn cho thấy rằng 94% vẫn đang sống cùng cha mẹ họ. Tình huống của người tốt nghiệp sau khi tiêu hầu hết tiền tiết kiệm của gia đình nhưng vẫn cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của gia đình là đáng buồn.

Theo báo cáo này, phần lớn họ đã làm đơn xin hàng trăm việc nhưng không có được việc làm vì không có kĩ năng thích hợp. Một số khác phải làm các việc chẳng liên quan gì tới giáo dục của họ. Một thiếu số đành làm bất kì gì, kể cả các hoạt động bất hợp pháp, chỉ để thoát khỏi thất nghiệp. Vài người thất vọng tự tử. Một số người sẽ tiếp tục học bằng cấp chuyên sâu, hi vọng có được cơ hội tốt hơn trong tương lai nhưng họ sẽ chỉ thêm vào số lớn những người tốt nghiệp bị thất nghiệp với bằng thạc sĩ và tiến sĩ.


Mặc dầu báo cáo này chỉ là những dữ liệu và thống kê, nhưng tôi đọc nó như thảm kịch con người. Đặc biệt khi có hàng trăm nghìn việc làm mở ra trên khắp thế giới nhưng không tìm được công nhân có những kĩ năng được cần.


Mùa hè năm ngoái khi dạy ở Trung Quốc, tôi đã nói chuyện với vài người tốt nghiệp bị thất nghiệp và thấy rằng họ đã không có bản kế hoạch nghề nghiệp hay mục đích học tập. Một người tốt nghiệp nói: “Không ai nói với em về Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM). Chúng em chưa bao giờ nghe nói về lập kế hoạch nghề nghiệp. Không ai biết gì về xu hướng công nghiệp hay nhu cầu toàn cầu. Chúng em được bảo học chăm chỉ, kiếm bằng cấp, và rồi mọi thứ sẽ tốt. Em ước mong biết nhiều hơn về xu hướng công nghệ. Em ước em có thể quay ngược thời gian và học về khoa học hay công nghệ để cho em không kết thúc với thất nghiệp kiểu như thế này.”

Một sinh viên khác nói: “Chúng em không được lời khuyên nào về lĩnh vực học tập. Em đã không biết gì về Công nghệ thông tin (CNTT). Em ước là em có thể học được nhiều hơn về Khoa học máy tính. Em có các bạn sau khi tốt nghiệp đã làm việc cho Microsoft và Google ở Bắc Kinh. Em cảm thấy bỏ lỡ cơ hội tốt vì đã không biết về xu hướng công nghiệp, hay thị trường.”

Một sinh viên nói thêm: “Em cảm thấy nhục nhã sau khi tốt nghiệp bị thất nghiệp. Vì không biết muốn gì nên em chỉ theo bạn bè, phần lớn cũng không biết họ muốn gì. Tất cả chúng em đều theo nhau và ai đó nói rằng ngân hàng và tài chính là chỗ chúng em có thể làm được nhiều tiền rồi mọi người xô vào học ngân hàng và tài chính mà chẳng có tri thức nào về suy thoái kinh tế toàn cầu. Chúng em chỉ đi theo cái gì đó một cách mù quáng và đó là lí do tại sao tất cả chúng em bị thất nghiệp.”

Hiện nay nhiều đại học KHÔNG cung cấp các lĩnh vực học tập mà thị trường cần và một số chương trình đào tạo của nhà trường có chất lượng thấp, tạo ra người tốt nghiệp không đáp ứng được với yêu cầu của các công ti.

Một người tốt nghiệp nói: “Vấn đề là hệ thống giáo dục tại đây chỉ nhấn mạnh vào thi cử và thu được bằng cấp. Phụ huynh thúc đẩy con cái có được bằng cấp nhưng không biết về nhu cầu thị trường. Xã hội coi bằng cấp là mục đích nhưng không chú ý tới kĩ năng. Sinh viên hội tụ vào bằng cấp nhưng không có ý tưởng nào rằng bằng cấp ngày nay không còn là đảm bảo cho việc làm. Trường không giúp sinh viên kiếm việc làm mà chỉ quan tâm tới việc rót đầy lớp học. 

Thầy giáo không học điều mới cho nên tri thức của họ bị lỗi thời. Có bằng cấp chuyên sâu không có nghĩa là người đó có năng lực dạy. Để dạy một cách hữu hiệu, người thầy phải có tri thức rộng. Không chỉ từ sách vở mà họ đã đọc khi vào đại học mà phải gióng thẳng với tri thức đang tăng trưởng và thay đổi công nghệ. Ba mươi năm trước nhiều người thầy đã đạt tới bằng cấp tiến sĩ nhưng trong 30 năm đa số đã không bận tâm về cái gì đã xảy ra trong lĩnh vực của mình. 

Trong 30 năm tri thức nhân loại đã tăng nhiều hơn mọi tri thức đã được tích luỹ trong 3000 năm trong quá khứ. Nhưng thầy giáo không học gì mới trong 30 năm này vẫn còn dạy. Đó là lí do tại sao nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp vì họ không có kĩ năng mà các công ti cần.

Một người tốt nghiệp kết luận: “Mọi người không biết chúng em cảm thấy thế nào sau khi xin nhiều việc mà bị từ chối?” Người khác nói thêm: “Khi bị từ chối nhiều lần, chúng em mất tự tin và tự hỏi liệu chúng em có bao giờ kết nối được với thế giới việc làm không?” 

Với những người tốt nghiệp này, có việc làm không chỉ là về có tiền, nó là về có cảm giác có năng lực, có giá trị, về đóng góp và trở nên một thành phần tích cực của xã hội. Không có việc làm, nhiều người bị tổn thương và có cảm giác bị bỏ rơi. Nếu không có giải pháp hữu hiệu, xã hội sẽ đánh mất một thế hệ và có thể mang lại nhiều hậu quả lớn cho tương lai.