Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Người có giáo dục phải là người trung thực, đạo đức và làm việc chăm chỉ để làm ra khác biệt trong thế giới này.

Ben Olson học lớp “Nhập môn Kĩ nghệ phần mềm” của tôi mười lăm năm trước đây nhưng đã không học tiếp các môn khác. Trong đại học nơi sinh viên đến và đi, phần lớn giáo sư không biết điều gì xảy ra cho họ. Tuần trước, Ben tới gặp tôi. Tôi không nhớ anh ta nhưng anh ta nhớ tôi. Anh nói: “Em thực sự thích lớp của thầy nhưng không may em không thể hoàn tất giáo dục của em ở đây. Em chỉ muốn tới thăm và cám ơn về điều thầy đã dạy em.”
Vì Ben là phó chủ tịch một công ty phần mềm lớn, tôi nghĩ rằng anh ta đã chuyển sang học ở một trường khác nhưng anh nói: “Không, em chưa hoàn tất giáo dục đại học. Cha mẹ em mất trong một tai nạn khi em đang học năm thứ hai ở Carnegie Mellon nên em phải bỏ học, đi làm để nuôi em gái. Em làm việc tháo ráp xe hơi tai Detroit.”
Có lẽ anh ta thấy sự ngạc nhiên của tôi nên tiếp tục: “Em đã làm việc vất vả để cho em gái tới trường. Sau khi cô ấy tốt nghiệp và lấy chồng, bác em bảo em tới California vì ông ấy có thể kiếm cho em việc làm ở Intel làm người lắp ráp các bo mạch điện tử. Chính tại đây mà cuộc đời của em thay đổi hoàn toàn.
Một người bạn làm việc cho công ty phần mềm bảo em: “Công ty tớ đang cần thuê gấp nhiều người lập trình. Nếu cậu đưa cho tớ bản lí lịch, tớ có thể giúp cậu kiếm được việc tốt hơn là lắp ráp bo mạch.” Vài ngày sau anh ta gọi: “Ben, cậu có bằng cấp gì vậy? Cậu không điền vào mục bằng cấp đại học.” Em trả lời rằng em không hề tốt nghiệp đại học. Anh ta ngần ngại một lúc: “Việc làm yêu cầu bằng đại học nhưng nếu cậu cứ viết bừa là cậu có bằng cấp đại học, có lẽ họ không kiểm tra đâu. Tớ biết rằng họ cần hàng trăm người lập trình ngay lập tức và họ rất bận.” Em bảo anh ta rằng em không biết lập trình. Anh ta cười: “Cậu làm việc với tớ và tớ có thể giúp cậu, chỉ mất vài tháng để học lập trình thôi.”
“Vào lúc đó, em biết rằng em có một chọn lựa quan trọng. Em có thể nói dối; điều xấu nhất có thể xảy ra là nếu họ biết thì em sẽ bị đuổi việc. Nếu họ không kiểm tra thì em có được việc làm tốt. Em bảo với anh ta là em sẽ nghĩ về điều đó. Sau vài ngày em gửi cho anh ta bản lí lịch đã cập nhật và anh ta gửi nó cho công ty.
Vài ngày sau em được gọi tới phỏng vấn việc làm. Có ba người phỏng vấn em. Phỏng vấn cuối cùng là với một giám đốc phần mềm. Ông ấy nói: “Anh viết trong mục kê khai bằng cấp: “Một năm đại học” điều đó nghĩa là anh không có bằng đại học.” Em gật đầu: “Vâng, tôi không có bằng đại học.” Ông ấy nhìn em chăm chăm trong vài phút. Có lẽ ông ấy muốn biết tại sao một người không có bằng đại học lại xin việc làm yêu cầu bằng đại học. Cuối cùng ông ấy nói: “Nói cho tôi biết anh đã làm gì khi rời đại học.” Thế là em kể cho ông ấy về tình huống của em và những kinh nghiệm trong xưởng xe hơi. Ông nói: “Anh đã học lớp Kĩ nghệ phần mềm, kể cho tôi nghe về điều anh học trong lớp đó.” 
Em giải thích cho ông ấy tại sao em thích Kĩ nghệ phần mềm nhưng đã không có cơ hội hoàn tất. Ông ấy hỏi thêm rất nhiều câu hỏi và em đã trả lời dựa trên điều em đã học được từ lớp của thầy. Em không nhớ được chi tiết nhưng em biết rằng em rất đam mê phần mềm vì em đã học từ cách thầy dạy trong lớp đó. Khi em kết thúc ông ấy hỏi về kinh nghiệm làm việc của em. Em dành thêm mười lăm phút nữa về các chủ đề chẳng liên quan gì tới phần mềm. Ông ấy nhìn em thật lâu nhưng không nói lời nào. Em hết ý và chả biết phải làm gì. Thế rồi ông ấy trỏ vào cửa, ra hiệu cho em về và nói: “Cám ơn anh đã tới.” Em rời công ty và tự nhủ: “Mình dại dột nghe lời bạn làm liều mà không suy nghĩ. Lần này có lẽ là lần cuối. Mình sẽ không bao giờ làm như thế này nữa.”

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Cẩm Nang Du Lịch Bụi Thái Lan - Truyền Thông Trăng Đen

Theo đúng nguyên tắc của Truyền thông Trăng Đen là "Học từ nguyên lý, hiểu từ gốc rễ", tôi sẽ cố gắng tự lắng nghe để tìm hiểu nguồn gốc nỗi sợ của bản thân mình, nó đến từ đâu và làm sao để chế ngự nó? Từ đó, tìm ra phương cách để tự mình xử lý mọi việc một cách dễ dàng.


Chú ý:
1. kinh nghiệm này mang tính nguyên lý, nên sau khi hiểu, bạn sẽ áp dụng được cho nhiều Quốc gia khác.
2. kinh nghiệm này phù hợp với những người dốt tiếng Anh (và ngoại ngữ nói chung); nó cũng phù hợp nếu bạn chỉ vừa nghĩ tới việc "đi nước ngoài" là đã sợ run cầm cập vì... nhiều lý do!
3. chúng ta sợ vì chúng ta không hiểu. Hàng trăm ngàn bài viết trên mạng, hàng tá cuốn sách du ký cũng không giúp bạn thoát được nỗi sợ này vì họ chỉ tập trung khoe trải nghiệm, và khoe hàng là chính. Họ không có khả năng giúp cho bạn hiểu, nhưng tôi thì có. Thậm chí đấy còn là mục đích lớn nhất của bài này. Vì vậy, hãy ráng đọc hết và chỉ một bài này thôi là đủ.

0- TẠI SAO TÔI TỰ ĐI THÁI?

du lịch bụi thái lan giá rẻ

Tôi đã đi Thái một lần, nhưng khi ấy tôi không phải làm gì hết vì có bạn đưa đi, nên kinh nghiệm của tôi là số 0 tròn trĩnh. Vì vậy, khi quyết định bay từ Siem Reap qua Thái Lan, tôi rất sợ.

Nỗi sợ lớn nhất là khiến bố mẹ... kinh hãi với trình độ ngáo ngơ của mình; nỗi sợ thứ hai là không đủ hiểu biết để giới thiệu cho các cụ thưởng ngoạn một cách tinh tế và chi tiết về văn hoá, lịch sử, phong tục tập quán của Thái Lan, trong khi tôi rất coi trọng việc này. Vì vậy tôi quyết định thuê hướng dẫn viên.

Tuy nhiên, người đầu tiên hét giá quá cao (100$/ngày) nhưng cũng không phải là guide chuyên nghiệp. Người thứ hai thì nhận lời xong đêm hôm trước tới mờ sáng hôm sau tuyên bố huỷ kèo "vì bận việc đột xuất". Tôi cảm giác như cả thế giới đã phản bội mình và chuyến du lịch của ba mẹ có nguy cơ đổ bể.

Trước tình thế đó, tôi quyết định mình sẽ tự xử lý việc này.

Có bằng cấp mà không có kĩ năng là đảm bảo cho việc thất nghiệp và nhiều người thất nghiệp là công thức cho thảm hoạ kinh tế


Theo báo cáo công nghiệp toàn cầu, số việc làm trong Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) sẽ tăng trưởng quãng 20% nhưng số người tốt nghiệp đại học trong STEM sẽ chỉ tăng trưởng quãng 4% điều có nghĩa là việc thiếu hụt các kĩ năng STEM sẽ tiếp tục.

Tác giả viết: “Thiếu hụt người có kĩ năng trong các lĩnh vực STEM là vấn đề chính cho nền kinh tế toàn cầu vì lĩnh vực STEM tạo ra nhiều việc làm hơn tất cả các lĩnh vực khác. Công nhân STEM có thể làm được 40% tới 50% nhiều hơn những người học kinh doanh, xã hội, nhân văn, nghệ thuật, và tâm lí. Một số người tốt nghiệp STEM đã tạo ra các công ti khởi nghiệp, trở thành triệu phú và tỉ phú và công ti của họ thuê hàng trăm hay hàng nghìn công nhân, đóng góp cho kinh tế. Với thất nghiệp cao xảy ra ở mọi nước, có nhu cầu khẩn thiết để tập trung nỗ lực vào giáo dục STEM.”

Ngày nay nhu cầu căn bản là Công nghệ thông tin (CNTT) vì nó là nền tảng cho mọi lĩnh vực STEM. Trên khắp thế giới, các công ty đang dùng CNTT để tự động hoá mọi thứ nhưng không có đủ công nhân có kĩ năng để thực hiện chúng. Họ mua phần cứng, phần mềm và hệ thống nhưng không có đủ người để làm cho những hệ thống này vận hành đúng với hiệu năng. Họ cần công nhân có kĩ năng để làm tự động hoá tạo khả năng cho doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận.”


Trong vài năm qua, nhiều nước chuyển qua cung cấp đào tạo kĩ thuật để đáp ứng thiếu hụt này. Ấn Độ lập kế hoạch để có nửa triệu công nhân CNTT có kĩ năng trước năm 2020; Trung Quốc đặt mục đích tạo ra trên một triệu rưởi công nhân STEM trước năm 2025. Các nước khác, từ Đông nam Á đến Phi châu và Nam Mĩ đều có kế hoạch cải thiện nền giáo dục của họ để tập trung vào STEM. Tuy nhiên nhu cầu công nghiệp cần nhiều hơn kĩ năng kĩ thuật vì công nhân phải có kĩ năng mềm như khả năng trao đổi, giải quyết vấn đề, và làm việc trong tổ, do đó nó đòi hỏi một hình thức đào tạo khác. 

Tính toán mây (Cloud Computing) có ích lợi gì ngoài việc tiết kiệm tiền để thuê thay vì mua

Một người chủ doanh nghiệp hỏi: “Cảm ơn thầy đã giải thích về tính toán mây (Cloud Computing) nhưng tôi muốn hỏi thêm chi tiết, tính toán mây có ích lợi gì nữa ngoài việc việc tiết kiệm tiền để thuê thay vì mua? Tôi cần biết nhiều hơn trước khi quyết định.”

Đáp: Một số người coi ích lợi của tính toán mây chỉ dưới dạng tiết kiệm bằng việc “thuê thay vì mua” nhưng đó là cách nhìn đơn giản vì có nhiều nữa. Bằng việc chuyển các chức năng công nghệ thông tin (CNTT) lên mây, người chủ doanh nghiệp có thể hiểu chi tiết chi phí của công nghệ và giá trị của nó một cách minh bạch. 

Chẳng hạn, Amazon Web Services, dịch vụ tính toán mây lớn nhất ở Mĩ đăng mọi việc và giá cả công khai trên trang web của nó nên khách hàng biết đích xác họ trả bao nhiêu cho dịch vụ và kiểu dịch vụ nào họ dùng một cách chi tiết và minh bạch. Đó là đường lối làm việc của những công ty lớn tại Mĩ. Tất cả phải được công khai và minh bạch.

Trong quá khứ, một số người quản lí CNTT thương lượng hợp đồng mua bán với các nhà thầu phần cứng và phần mềm qua các cuộc “họp kín” nên không ai biết đích xác họ trả bao nhiêu và họ nhận được giá trị như thế nào. Do đó, người chủ công ty chỉ thấy “tổng chi phí” của CNTT mà không hiểu mọi chi tiết. Bằng việc dùng dịch vụ tính toán mây, mọi thứ phải làm thành minh bạch, đặc biệt về chi phí dịch vụ. 

Vì mọi thứ rõ ràng, người chủ công ty có thể quyết định dịch vụ nào họ cần và dịch vụ nào không cần và quyết định đúng về hiệu quả chi phí. Bằng việc có dịch vụ công ti Mây tiếp quản nhiều chức năng CNTT, công ty có thể giảm chi tiền vốn vào kết cấu nền, chi phí bảo trì, và cấp phép phần mềm cũng như thuê ít người CNTT hơn do đó họ có thể giảm chi phí CNTT.

Ích lợi khác là tính toán mây tạo khả năng truy nhập vào thông tin qua internet từ bất kì đâu và bất kì lúc nào mà không cần quan tâm nhiều đến các chi tiết kĩ thuật hay kết cấu nền được dùng. Tương tự như người dùng điện thoại di động không phải biết về công nghệ không dây làm việc thế nào hay bảng chuyển mạch kết nối cuộc gọi điện thoại thế nào v.v. Trong tính toán mây nơi mọi chi tiết kĩ thuật được giải quyết bởi dịch vụ tính toán mây, công ty không phải lo nghĩ về máy phục vụ, bộ nhớ, lưu giữ, cấp phép phần mềm, hay cập nhật phần cứng v.v.


Trong quá khứ, kết CNTT đã là chức năng “hỗ trợ của doanh nghiệp” và công ty cần có tổ chức CNTT mạnh để duy trì hệ thông tin của nó. Những chuyên viên CNTT thường vận hành trong “thế giới riêng” của họ với kế hoạch thương lượng với người bán các hệ thống thông tin, phần cứng và phần mềm. Ngày nay, CNTT đã dịch chuyển từ việc “hỗ trợ” sang chức năng “chiến lược” đem lại hiệu quả, và sự linh hoạt cho thay đổi doanh nghiệp.

Công nghệ tính toán Mây hay Điện toán đám Mây (Cloud Computing) cho phép công ty hội tụ vào kinh doanh bằng việc khử bỏ nhu cầu thiết lập một kết cấu CNTT “trong nội bộ”. Tính toán mây cho phép công nhân truy nhập vào thông tin theo nhu cầu, cho phép công ty tăng việc sử dụng CNTT hay giảm sử dụng dựa trên nhu cầu. Điều đó giúp cho các công ty tập trung ngân sách vào nghiệp vụ chính hướng tới phát sinh thu nhập, có nhiều khách hàng hơn, giữ cho khách hàng hài lòng, và tăng trưởng lớn hơn thay vì để dành tiền chi phí cho cho chức năng CNT mà không rõ các chi tiết hay nhu cầu.

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

KẾT BẠN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI DỄ DÀNG QUA 8 WEBSITE SAU

Để giao tiếp tiếng Anh tốt thì cần phải có môi trường để luyện tập, tuy nhiên, để tìm và kết bạn với người nước ngoài không phải dễ. Vậy làm thế nào để có môi trường luyện tập tiếng Anh khi khả năng nghe nói còn chưa tốt?”. 8 website dưới đây sẽgiúp bạn kết bạn với người nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới 


Website này bạn có thể trò chuyện, làm quen với người nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới, từ Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Ấn Độ cho đến Hoa kỳ, Anh Quốc, Ba Lan,… và tất nhiên có cả những đồng bào Việt Nam ham học ngoại ngữ. Đặc biệt, tất cả đều có một điểm chung, đó là mong muốn được kết bạn năm châu và cùng nhau luyện tập giao tiếp Tiếng Anh. Chỉ cần bạn có một trong số các tài khoản như: Skype, MSN hoặc Yahoo Messenger là bạn đã có thể trò chuyện với người nước ngoài bất cứ khi nào bạn muốn rồi đó.

"Nhập môn" là gì ?

“Nhập môn” là môn học đầu tiên mà sinh viên phải học trước khi học các môn khác. Thuật ngữ “nhập môn” nghĩa là lần đầu tiên sinh viên được giới thiệu một lĩnh vực học tập và nó giúp họ quyết định liệu họ có muốn tiếp tục học lĩnh vực này hay không. Điều này là tương tự với tình huống khi hai người gặp nhau lần đầu, bất kì ấn tượng nào họ có được từ người kia sẽ xác định ra liệu họ sẽ có quan hệ hay không. Do đó, việc dạy “nhập môn” là KHÔNG giống như việc dạy các môn khác.

Theo nghiên cứu đại học, trong số các sinh viên học lớp “nhập môn” chỉ 68% tiếp tục trong lĩnh vực đó vì một số chuyển sang các lĩnh vực khác. Tôi không ngạc nhiên vì nhiều thầy giáo dùng lớp “Nhập môn” để loại bớt sinh viên, đặc biệt những sinh viên yếu. Một thầy giáo bảo tôi: “Không phải mọi sinh viên ghi danh vào Khoa học máy tính đều sẽ học tốt, tôi thích loại bỏ một số lớn sinh viên trong lớp đầu để tôi không phải xử lí với họ về sau.” Đa số thầy giáo chia sẻ quan điểm đó và lớp “nhập môn” đã trở thành một lớp "khó" trong nhiều Đại học.

Nên chăng phải có văn phòng hướng dẫn nghề nghiệp cung cấp thông tin về nghề nghiệp, nhu cầu thị trường, giúp cho các phụ huynh chọn nghề nghiệp cho con của họ

Ở châu Á, phụ huynh có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục và phát triển nghề nghiệp của con cái. Tuy nhiên, gần đây khi dạy ở Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc, tôi đã gặp nhiều phụ huynh phàn nàn rằng con cái họ đã chọn gì đó khác với điều họ muốn và họ không hài lòng.

Khi sinh viên muốn theo đuổi một lĩnh vực học tập nào đó ở đại học, một số phụ huynh cảm thấy họ phải can thiệp nếu lĩnh vực đó không phải là chọn lựa của họ. Quyết định này có thể nảy sinh từ việc thiếu thông tin về lĩnh vực học tập nào đó hay muốn con cái họ để tuân theo kế hoạch mà họ đã thiết lập trước đó . Mặc dầu nhiều sinh viên tìm lời khuyên từ phụ huynh nhưng họ tin rằng họ phải quyết định cho tương lai của họ. Đó là lí do tại sao một số phụ huynh bực bội nếu đứa con không theo chọn lựa của họ và điều này tạo ra xung đột giữa phụ huynh và con cái.

Khi tiếp xúc với những phụ huynh này, tôi thấy phần lớn là những người đã thành công trong lãnh vực nào đó và họ muốn con đi theo con đường mà họ đã đi. (Người chủ doanh nghiệp muốn con họ đi theo kinh doanh. Bác sĩ muốn con mình học Y khoa). Có những phụ huynh ngưỡng mộ nghề nào đó và muốn con họ theo nghề đó. (Họ mong ước con họ học Y khoa, Nha khoa hay Dược khoa v.v.) Họ là những phụ huynh muốn con họ chọn lựa nghề nghiệp dựa trên kế hoạch mà họ đã hoạch định từ trước, bất kể khả năng của con cái.

Trong khi gặp gỡ sinh viên, tôi thấy nhiều người không tìm hiểu, nghiên cứu gì về nhu cầu thị trường hay lập kế hoạch nghề nghiệp. Một số lớn thường đi theo chọn lựa của bạn bè. (Bạn họ học kinh tế hay văn học, họ cũng chọn kinh tế hay văn học). Một số khác ngưỡng mộ các “nhân vật nổi tiếng” và ước rằng họ có thể trở nên như vậy. (Nhiều người chọn kịch nghệ, thời trang, hay hay âm nhạc để có thể trở thành “ngôi sao điện ảnh” hay “ngôi sao nhạc rock”). Một số chọn lựa nghề nghiệp dựa trên cac xu hướng thời thượng, bất kể tới năng lực của họ. (Nhiều người chọn lĩnh vực khởi nghiệp máy tính để có thể là “Bill Gates”).